CHUYÊN ĐỀ: SỐ THẬP PHÂN Tiết 1: Số thập phân. So sánh số thập phân Những kiến thức cần lưu ý: * Lý thuyết về số thập phân Khái niệm: Số ...
CHUYÊN ĐỀ: SỐ THẬP PHÂN
Tiết 1: Số thập phân. So sánh số thập phân
Những kiến thức cần lưu ý:
* Lý thuyết về số thập phân
Khái niệm: Số thập phân gồm hai phần: phần
nguyên và phần thập phân được phân cách nhau bởi dấu phẩy.
Trong đó:
- Những chữ số viết bên trái dấu phẩy gọi là phần nguyên.
- Những chữ số viết bên phải dấu phẩy gọi là phần thập
phân.
VD:
Số thập phân: 23,456 trong đó: 23: Phần nguyên; 456: phần thập phân.
Chú ý: Số tự nhiên có thể xem là số thập phân với phần thập phân chỉ gồm
các chữ số 0.
VD:
Số 54 có thể viết dưới
dạng số thập phân là 54,0; 54,00…
- Cách đọc số thập phân: Muốn đọc một số
thập phân, ta đọc lần từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên và đọc
“phẩy” sau đó đọc số thuộc phần thập phân (đọc đầy đủ các hàng)
VD:
123,456 đọc là: Một trăm hai mươi ba phẩy bốn trăm năm mươi sáu.
101,003 đọc là: Một trăm linh một phẩy
không trăm linh ba.
- Cách viết số thập phân: Muốn viết số thập
phân ta viết từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết ta viết nguyên rồi viết dấu
“phẩy” và viết phần thập phân.
VD:
Viết số: Một nghìn hai trăm bốn mươi sáu phẩy không
nghìn không trăm hai mươi ba: 1246,0023.
* Thứ tự các số thập
phân
- Ở giữa hai số thập
phân có vô số số thập phân khác.
VD: Giữa 1,2 và 1,3 có vô số số thập
phân khác:
Chẳng hạn: 1,2 < 1,21 <
1,211 < 1,212 < 1,2121…< 1,3.
Môt số bài tâp mẫu:
Bài
1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ trống
a) 3dm = ..... = 0,3 m b) 7cm = .....m =… m c) 5dm = .....m =… m
d) 5cm = .....m =…m e) 3mm = .....m =…m f) 9mm = .....m =….m
Bài
2:
a)
Viết thành phân số: 0,7 ;
0,03 ; 0,006
; 0,085 ;
0,103
b) Viết thành hỗn số có chứa phân số thập phân:
4,7 ; 6,43
; 17,07 ;
215,075 ; 212,906
Bài 4: Cho các số thập phân
sau :
8,97; 26,375; 103,036;
0,504; 115,032.
a) Nếu phần nguyên, phần thập
phân của mỗi số.
b) Viết ra cách đọc mỗi
số đã cho.
Bài 5: Đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và số đơn vị của mỗi
hàng trong từng phần đó :
a) 2,9 ; 3,45 ; 38,454 ; 402,70.
b) 54,7 ; 1852,34 ; 800,80 ; 0,052.
Bài 6: Viết số thập phân có :
a) Sáu đơn vị, bảy phần mười.
b) Ba
mựơi lăm đơn vị, ba phần mười, sáu phần trăm.
c) Bảy
mươi đơn vị, bảy phần mười, bảy phần trăm, bảy phần nghìn,
d) Ba nghìn không trăm linh hai đơn vị, năm phần trăm,
e) Không đơn vị, ba phần nghìn.
Bài 7: Cho số thập phân : 0,8855.
a) Đọc số thập phân đã
cho.
b) Lùi
dấu phẩy sang bên phải hai chữ số rồi đọc số thập phân mới nhận được.
c) Lùi dấu phẩy sang bên phải ba chữ số rồi đọc
số thập phân mới nhận được.
Bài 8: Chuyển các phân số thập
phân sau đây thành số thập phân,
rồi đọc số thập phân :
Bài 9:
a) Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập
phân để viết được dưới dạng gọn hơn :
6,500; 321,0100; 38,070;
8,0200; 11,730.
b) Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các
số thập phân sau đây để các phần thập phân có số chữ số bằng nhau :
19,2; 490,86;
15,612; 81,02; 1925,1.
Bài 10:
a) Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn các số sau đây :
45,738;
44,835; 45,728;
44,815; 43,995.
b) Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé các số sau đây :
26,18; 30,75;
38,08; 39,80;
37,7.
Bài 11: Viết số thập phân có :
–
Tám đơn vị, năm phần mười
–
Bốn mươi lăm đơn vị, bảy phần mười, năm phần trăm
–
Không đơn vị, ba phần trăm
–
Không đơn vị, bôn trăm linh tám phần nghìn.
Bài 12:
a) Cho biết : 1 < X < 2, X có thể nhận giá trị là số tự
nhiên được không ? X có thể nhận giá trị là số thập phân được không ? Nêu ví
dụ.
b) Tìm ba giá trị của X là các số thập phân, sao cho 0,6 < X
< 0,7.
Bài 13: Tính nhanh
COMMENTS